Hợp đồng tín dụng
là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật
định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng
thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định
Hợp
đồng tín dụng phải có nội dụng về điều kiện vay, mục đich sử dụng vốn vay,
phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm,
giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên
thoả thuận.
Hợp
đồng tín dụng ngân hàng có đặc điểm sau:
-
Hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn luôn được lập thành văn bản. Hợp đồng tín dụng
ngân hàng đa phần là hợp đồng theo mẫu. Tên gọi có thể là: Hợp đồng tín dụng; Hợp
đồng vay; Khế ước vay vốn; hoặc phụ thuộc vào thời hạn vay, mục đích vay, hợp đồng
có thể có thêm các cụm từ: “ngắn hạn”; “trung hạn”; “dài hạn”; “đồng Việt Nam”;
“ngoại tệ”; “tiêu dùng”; “đầu tư”…
-
Hợp đồng tín dụng ngân hàng có đối tượng là những khoản vốn được thể hiện dưới
hình thức tiền tệ.
-
Hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng song vụ. Hợp đồng tín dụng có thể được
công chứng, chứng thực phụ thuộc vào sự
thỏa thuận của các bên.
Quan
hệ pháp luật tín dụng ngân hàng là quan hệ tài sản – hàng hóa phát sinh trong
quá trình sử dụng vốn tạm thời giữa tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân
theo nguyên tắc có hoàn trả, dựa trên cơ sở tín nhiệm hoặc có sự bảo đảm, được
các qui phạm pháp luật điều chỉnh. Tham gia quan hệ này có it nhất gồm hai chủ
thể: là bên cho vay và bên đi vay.
-
Bên cho vay:
•Luôn là tổ chức tín dụng. Có thể là ngân
hàng có thể là tổ chức tín dụng phi ngân
hàng.
•Có thể là một hoặc nhiều tổ chức tín dụng
(trường hợp cho vay hợp vốn) thỏa mãn điều kiện:
+ Được thành lập và hoạt động theo luật các tổ
chức tín dụng và các pháp luật liên quan.
+ Có chức năng hoạt động, kinh doanh tín dụng
-
Bên đi vay (Khách hàng). Bao gồm:
+Nhóm
khách hàng thứ nhất: Các pháp nhân:
•doanh nghiệp nhà nước,
•hợp tác xã
•công ty trách nhiệm hữu hạn, (01 thành
viên; từ 02-50 thành viên)
•công ty cổ phần,
•Công ty hợp danh
•doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
•các tổ chức khác
+Nhóm
khách hàng thứ hai:
•Cá nhân;
• Hộ gia đình;
• Tổ hợp tác;
• Doanh nghiệp tư nhân;
+Nhóm
khách hàng thứ ba: Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
Bên
đi vay phải thỏa mãn các điều kiện liên quan đến năng lực chủ thể, mục đích sử
dụng vốn vay, khả năng thanh toán khoản vay…
Nhận xét
Đăng nhận xét