Địa nhiệt học



Địa nhiệt học nghiên cứu trường nhiệt độ của Trái Đất để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của hành tinh chúng ta trong hệ Mặt Trời, đồng thời nghiên cứu các phương pháp khai thác nguồn năng lương tự nhiên này. 



Nghiên cứu địa nhiệt bắt đầu từ năm 1593, khi Galileo chế tạo chiếc nhiệt kế đầu tiên dựa vào sự giãn nở của không khí trong bóng đèn, sau đó năm 1600 nó được cải tiến theo nguyên lý giãn nở của chất lỏng đồng nhất theo nhiệt độ.


Việc đo vẽ trường địa nhiệt lần đầu được De Gensanne thực hiện vào năm 1740 bằng nhiệt kế tại khu mỏ Belfort ở Pháp.
Địa nhiệt thực sự trở thành một môn khoa học ở đầu thế kỷ 20 khi phát hiện được vai trò của các đồng vị phóng xạ trong lòng đất với chu kỳ bán rã lớn là nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu. 


Trái Đất là một “động cơ sinh nhiệt khổng lồ”, với nhiệt độ trung bình trên bề mặt là 15ºC, tăng dần tới 5000 - 5800ºC ở nhân trong. Tổng năng lượng do dòng nhiệt thoát ra trên mặt đất là (46± 2)TW.
Nghiên cứu khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt là một ứng dụng của địa nhiệt học đang được quan tâm trên thế giới.

Nhận xét