Hàng
vi vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra thường xuyên và là một vấn đề phức tạp ở Việt
Nam trong nhiều năm qua. Do đó, việc nâng cao ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ cần
được quan tâm nhiều hơn và bản thân chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ
cũng cần tự ý thức trong việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ của mình.
Thế
nào là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ?
Theo
Luật sở hữu trí tuệ đối tượng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính (i) Sở hữu
công nghiệp (ii) bản quyền tác giả (iii) quyền liên quan đến giống cây trồng vật
nuôi. Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tượng nêu trên đều được
coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể,
hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
–
Hành vi xâm phạm quyền tác giả
–
Hành vi xâm phạm quyền liên quan
–
Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
–
Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh
–
Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
Làm
thế nào để ngăn chặn hàng vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Để
có thể ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, điều duy nhất chủ sở hữu
cần thực hiện là tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ,
việc đăng ký ngoài việc giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu
trí tuệ còn giúp chủ sở hữu có thể tiến hành biện pháp hành chính và hình sự để
xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với đối tượng đã đăng ký bảo hộ.
Ngoài
ra, chủ sở hữu cần có biện pháp cần thiết để khách hàng, người tiêu dùng tự ý
thức được việc nên sử dụng sản phẩm chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng để tránh
việc sử dụng hàng nhái, hàng giả dẫn đến hậu quả không mong muốn từ việc sử dụng
hàng kém chất lượng này.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “ Xử lý một số vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ Luật cạnh
tranh” của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Mai tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/15656
Luận
văn bao gồm các ý chính sau:
-
Nêu những vấn đề lý luận chung về pháp luật cạnh tranh và pháp luật bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ.
-
Nghiên cứu một cách có hệ thống về bản chất, nội dung, thực trạng pháp luật Việt
Nam điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ.
-
Đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Nhận xét
Đăng nhận xét