Thời
tiết thay đổi là tác nhân khiến viêm xoang tái phát với nhiều người, cách điều
trị thườn dùng thuốc kháng sinh, giảm viêm, thuốc xịt mũi corticosteroid hoặc
phẫu thuật.
Bác
sĩ Leong Hoo Kwong, chuyên gia tư vấn phẫu thuật Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện
Gleneagles, Singapore, cho biết viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang là tình trạng
viêm các xoang và đường mũi. Bệnh thường gây nhức đầu hoặc áp lực ở mắt, mũi,
vùng má hoặc ở một bên đầu. Người bị nhiễm trùng xoang cũng có thể bị ho, sốt,
hơi thở hôi, nghẹt mũi, sổ mũi với nhiều chất bài tiết.
Viêm
xoang được phân loại thành cấp tính (bắt đầu đột ngột và thời gian ngắn) hoặc mạn
tính (dài hạn). Hầu như tất cả mọi
người đều trải qua bệnh viêm xoang một vài lần trong đời. Đó là khi bạn bị cảm
lạnh thông thường, sau một tuần dùng thuốc thì bị sốt và đau nhức, khó chịu. Đầu
đau như búa bổ, mũi khụt khịt, không thể thở được, vùng má đau âm ỉ, có thể kèm
theo đau hàm trên và răng. Khi đó, điều đầu tiên bạn nên thực hiện là làm sạch
cổ họng để dịu bớt cảm giác đau.
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng xoang gây ra do virus,
vi khuẩn hay nấm. Nhiễm trùng trở thành mạn tính khi mủ tích tụ và không thể
thoát ra ngoài được. Một số nguyên nhân góp phần gây viêm xoang mạn tính là bệnh
nhiễm trùng răng, tắc mũi, dị ứng, tổn thương mũi hoặc xoang, chất kích thích từ
không khí, giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố.
Các triệu chứng viêm xoang khác nhau ở mỗi người. Một số
bệnh nhân có tất cả triệu chứng, trong khi số khác chỉ bị một hoặc hai triệu chứng.
Viêm xoang cấp tính thường gây đau, trong khi viêm xoang mạn tính thường gây
khó chịu nhiều hơn đau. Một số triệu chứng phổ biến như:
- Nghẹt mũi hoặc sổ mũi với tình trạng chất nhầy khác
nhau. Nước mũi trong, loãng nhiều khả năng bạn bị viêm xoang mạn tính). Nước
mũi vàng đặc hoặc xanh, thỉnh thoảng có chút máu là viêm xoang cấp tính.
- Hắt hơi, có thể kèm theo ho. Hắt hơi nhiều lần liên tục,
đặc biệt khi thức dậy mỗi buổi sáng.
- Dịch mũi chảy từ mũi vào cổ họng.
- Ngáy và thở bằng miệng vào ban đêm (thường gặp ở trẻ
em).
- Mũi và cổ họng sưng tấy.
- Ù tai.
Lưu ý: Viêm xoang và tình trạng dị ứng có thể bị cùng
lúc. Viêm xoang có thể trị khỏi nếu điều trị đúng. Viêm xoang mạn tính thường dễ
bị nhầm là “cảm lạnh” ở cả trẻ em và người lớn.
Theo bác sĩ Ravi Seshadri, chuyên gia tư vấn phẫu thuật
Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện East Shore, viêm xoang thường được chẩn đoán dựa
trên các triệu chứng bệnh nhân kể ra. Bác sĩ sẽ theo dõi, chẩn đoán dựa vào
thăm khám và kiểm tra. Phương thức chẩn đooán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay
là chụp CT xoang mũi.
Nếu sau một thời gian chữa khỏi các triệu chứng mà muốn
ngưng điều trị, bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm kiểm tra cẩn thận bởi các
chuyên gia tai mũi họng. Bác sĩ có thể sử dụng đèn nội soi nhỏ đưa vào bên
trong mũi để xem còn bất cứ sự tắc nghẽn nào bên trong xoang mũi không. Viêm
xoang có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn
với viêm mũi dị ứng nên cần phải chú ý hơn.
Trong các trường hợp rất hiếm, nhiễm trùng xoang không được
điều trị có thể ảnh hưởng đến mắt, nhiễm trùng lây lan vào não có thể dẫn đến
biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não. Ngày nay, với những phương pháp điều
trị kháng sinh hiện đại, hầu hết các trường hợp viêm xoang đáp ứng nhanh chóng
nên rất hiếm bị nhiễm trùng lây lan.
Phương pháp điều trị viêm xoang phụ thuộc vào chẩn đoán của
bác sĩ. Nếu bị nhiễm trùng khuẩn, bệnh nhân sẽ được cho dùng một loại kháng
sinh thích hợp. Để giảm viêm, có thể dùng thuốc xịt mũi corticosteroid. Khi
tình trạng viêm giảm, mũi sẽ ít bị tắc nghẽn. Thuốc thông mũi bằng đường miệng
cũng làm giảm bớt tắc nghẽn. Thuốc thông mũi dạng xịt được sử dụng thận trọng
vì chúng có thể gây nghẹt mũi không dứt. Bác sĩ có thể kê toa thuốc bổ sung để
giúp giảm đau do viêm xoang. Nếu bệnh nhân vẫn thấy khó chịu, có thể được đề
nghị rửa mũi với nước muối ấm hay hít hơi nước nóng bằng từ 10 đến 15 phút, 3-4
lần một ngày sẽ dễ chịu hơn.
Khi tất cả các phương pháp điều trị thất bại thì phẫu thuật
là cứu cánh cho bệnh nhân viêm xoang. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi có
polyp hoặc tình trạng lệch vách ngăn ở mũi chặn không khí đi qua. Bác sĩ Leong
cho biết chỉ nên phẫu thuật trong trường hợp viêm xoang mạn tính, không đáp ứng
với thuốc hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với hầu hết các trường hợp viêm xoang mạn tính có chỉ
định mổ thì phẫu thuật nội soi thường được lựa chọn nhiều hơn vì ưu điểm ít xâm
lấn, ít tốn kém, ít biến chứng. Phẫu thuật giúp loại bỏ một lượng nhỏ xương,
các vật khác ngăn chặn các lỗ xoang hoặc loại bỏ các polyp là khối u lành tính
hình thành trong hốc mũi hoặc các xoang. Thông thường, thiết bị nội soi được
đưa vào qua mũi để bác sĩ quan sát sâu bên trong và loại bỏ bất cứ thứ gì ngăn
chặn xoang.
Phương pháp phẫu thuật truyền thống có thể được thực hiện
khi có các biến chứng của viêm xoang (như phát triển mủ trong xoang, nhiễm
trùng xương mặt, hoặc áp xe não) xảy ra. Trong phẫu thuật này,
bác sĩ mở vào xoang từ bên trong miệng hay qua da mặt.
Nhận xét
Đăng nhận xét