Ly
thân không còn là điều xa lạ trong đời sống ngày nay của các đôi vợ chồng.
Không giống như ly hôn, chấm dứt mọi quan hệ ràng buộc trên pháp luật. Nước ta
vẫn chưa có quy định riêng về ly thân nên dù sống ở những nơi khác nhau và
không bị ràng buộc bởi đối phương, họ vẫn được xem là vợ chồng và tài sản vẫn
được xem là chung trong thời kỳ hôn nhân.
Quy
định tài sản trong thời kỳ hôn nhân dù đã ly hôn
Điều
27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do
vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những
thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả
thuận là tài sản chung.
Quyền
sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.
Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế
riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Pháp
luật về hôn nhân và gia đình cũng quy định việc chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân. Theo đó, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện
nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả
thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Kể từ
thời điểm việc phân chia tài sản chung có hiệu lực thì hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn
lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Những
điều cần lưu ý về ly thân
–
Trong nhiều trường hợp, vợ chồng trải qua thời gian ly thân lại trở về sống
chung với nhau mà không phải ly hôn. Có thể nói, ly thân là giải pháp cần thiết
để vợ chồng suy nghĩ cặn kẽ, nhìn lại khiếm khuyết của nhau trước khi quyết định
ly hôn. Ly thân là một thực tế cần được nhà nước và xã hội thừa nhận. Nhiều đại
biểu cho biết, ly thân sẽ giúp tránh được bạo lực gia đình, hạn chế gia đình
tan vỡ và “biết đâu” sau khi ly thân, có thời gian suy nghĩ lại mà người ta lại
trở về với nhau.
–
Khi một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu giải quyết ly
thân thì UBND sẽ cấp phép ly thân khi cả hai bên thuận tình ly thân và không có
tranh chấp về tài sản và con cái.
Việc
ly thân phải được ghi chú vào Sổ bộ hộ tịch và Sổ hộ tịch cá nhân. Còn nếu có
tranh chấp thì do Toà án giải quyết. Căn cứ ly thân và thủ tục giải quyết ly
thân được quy định giống như giải quyết việc ly hôn. Còn một bên đòi ly thân,
bên kia lại đòi ly hôn thì Toà án ưu tiên giải quyết ly hôn.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “ Những vấn đề pháp lý về ly thân” của tác giả Lê Thị Lương tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33208
Issue
Date: 2017
Publisher:
H: Đại học Quốc gia Hà Nội
Description: 79
tr.
Appears
in Collections: Luận văn - Luận án (LIC)
| ||
Nhận xét
Đăng nhận xét