Tiến
sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà
Nội) cho biết, ngày nay có rất nhiều trẻ bị viêm tai giữa. Tại phòng khám tai
mũi họng nơi bà làm việc cứ 10 trẻ đến khám thì có đến 9 trẻ bệnh. Có thể do
môi trường sống bị ô nhiễm hoặc cũng có thể là do nhờ kỹ thuật chẩn đoán hiện đại
nên nhiều trẻ được phát hiện hơn.
Theo
tiến sĩ Dinh, đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Nhiều trường hợp từ
viêm mũi, sang xoang, sang tai. Tai mũi họng là 3 đường thông nhau, vì thế khi
bị chảy nước mũi mà trẻ chưa biết xì thì chất nhày sẽ ứ đọng lại trong mũi. Ở
người lớn, mỗi lần nuốt nước bọt thì vòi nhĩ thông với tai mới mở ra không khí
ùa vào. Nhưng ở trẻ, vòi này mở khiến dịch tiết nhày ở mũi họng có thể chảy thẳng
vào tai, gây viêm. Trường hợp nhẹ thì không sao, nặng hơn thì bị điếc vì mủ
trong tai.
Theo
tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội),
nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn và cả virus. Vi khuẩn và các chất xuất
tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở
vị trí thấp hơn mũi họng. Bên cạnh đó, vi trùng cũng có thể xâm nhập thẳng vào
tai, những trường hợp này ít hơn.
"Biểu
hiện bệnh có sự khác nhau theo từng lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu thường
không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, bỏ bú hoặc khóc thét lên.
Trẻ lớn hơn thì có thể bị sốt, kèm (hoặc không kèm) viêm hô hấp trên, đau tai,
màng nhĩ viêm đỏ…", tiến sĩ Dũng cho biết.
Theo
các chuyên gia, bố mẹ phải tinh mới thấy được các dấu hiệu của bệnh, chỉ trường
hợp cấp tính mới sốt. Qua soi tai bác sĩ có thể thấy màng nhĩ phồng lên, ứ dịch
trong đó, thậm chí có mủ ở dưới đục, vàng.
Trong
một số trường hợp có thể phải dùng kháng sinh như trẻ dưới 6 tháng; trẻ 6 tháng
đến 2 tuổi nếu chẩn đoán chắc chắn hoặc chẩn đoán không chắc chắn nhưng bệnh nặng;
trẻ trên 2 tuổi có chẩn đoán chắc chắn và bệnh nặng. Các trường hợp khác thì điều
trị triệu chứng và theo dõi sau 2 ngày nếu bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh.
Quan trọng là giữ vệ sinh mũi họng, có trường hợp hút mũi không cũng khỏi, mũi
sạch thì tai khô.
Các
chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, cha mẹ cần chú ý giữ mũi trẻ khô, mũi khô
thì tai khô. Mũi hơi ướt thì phải nhỏ nước muối, hút mũi, không cho dịch ứ đọng
- môi trường vi khuẩn phát triển. Đồng thời chú ý chữa triệt để viêm mũi họng,
tránh để vi trùng, vi khuẩn lây lan lên tai. Bên cạnh đó cần cải thiện môi trường
sống của trẻ, đi bơi thì cần chọn những nơi nước tương đối sạch, nên trang bị
mũ và nút tai dành cho trẻ.
Ở
trẻ lớn, nếu nước vào tai, cha mẹ nên dạy trẻ nghiêng đầu, lắc nhẹ hoặc nhảy lò
cò để vẩy nước ra khỏi tai. Đồng thời, kéo vành tai tạo đường thẳng cho nước dễ
chảy ra ngoài. Có thể lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong
vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi
nhiều. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng,
trắng, sờ vào thấy đau thì nên đi khám.
Nhận xét
Đăng nhận xét